Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
4
7
9
5
4
Tin tức sự kiện 25 Tháng Bảy 2017 3:00:00 CH

Những giải pháp tình huống cụ thể để phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế hậu quả do các đối tượng “ngáo đá” gây ra

(Tuyên truyền theo KH số 1228/KH-STTTT ngày 05/7/2017 và Công văn số 1229/STTTT-BC ngày 05/7/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông)

1. “Ngáo đá” là tình trạng khi đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, ảo giác, loạn thần, rồi thực hiện các hành vi nằm ngoài tầm kiểm soát dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như đập phá tài sản, tấn công người khác bằng hung khí. Thậm chí, có những vụ án đối tượng “ngáo đá” còn dùng hung khí sát hại người thân.

2. Khi phát hiện và đối diện với đối tượng “ngáo đá”, cần phải xử lý tình huống như thế nào để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, đồng thời vẫn khống chế được đối tượng?

- Nguyên tắc 1: Tuyệt đối không để đối tượng bị kích động, thậm chí người đối diện phải “cuốn” theo ảo giác của đối tượng để làm chủ tình hình.

- Nguyên tắc 2: Không được tiếp cận đối tượng quá gần khi chưa có những biện pháp phòng ngừa kèm theo và tránh để bị đối tượng “ngáo đá” gây sát thương.

- Nguyên tắc 3: Cần dùng lời lẽ mềm mỏng để vận động, thuyết phục đối tượng làm theo ý mình và nhanh chóng cách ly đối tượng với những người xung quanh.

3. Đối tượng “ngáo đá” có những dấu hiệu đặc trưng gì, để người dân dễ nhận biết, phòng tránh?

Có 5 dấu hiệu đặc trưng của các đối tượng “ngáo đá”: Mắt đảo điên, nghiến răng, thở nhanh, ngứa ngáy; Cách giao tiếp bất thường với những người xung quanh, kể cả người thân, bạn bè, hàng xóm và hay nói nhảm; Tự gây thương tích cho mình hoặc người khác bằng hung khí; Có những hành động vô thức lặp đi lặp lại; Dễ nổi cáu, nổi giận, mất kiểm soát bản thân và có những hành vi vô thức.

4. Nếu đối tượng “ngáo đá” tỏ ra manh động, khó kiểm soát thì phải làm gì?

Phải sử dụng các loại công cụ hỗ trợ như: súng bắn lưới, súng bắn điện, hoặc bình xịt hơi cay, găng tay bắt dao, áo giáp, lá chắn. Lưu ý, khi tiếp xúc với đối tượng cần đeo găng tay bắt dao và sau khi vô hiệu hóa được đối tượng “ngáo đá”, phải đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra có bị phơi nhiễm HIV hay không.

Phòng Văn Hóa và Thông Tin

(Nguồn: www.tiengchuong.vn – Trang tin điện tử của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm)


Số lượt người xem: 1500    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày