Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
4
5
5
2
1
Tin tức sự kiện 24 Tháng Mười Một 2017 2:50:00 CH

Các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích trẻ em

Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra với trẻ em do các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Theo thống kê trong những năm qua một số nguy cơ tai nạn thương tích như đuối nước, tai nạn giao thông…có chiều hướng gia tăng trong những kỳ nghỉ hè và đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ, học sinh. Để từng bước hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích; các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và người chăm sóc trẻ cần nắm vững những biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ sau đây:

Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Phòng nguy cơ trẻ có thể bị ngạt khi ngủ, khi ăn uống cũng như khi tắm, chơi các đồ chơi không an toàn. Trẻ có thể bị ngã do trơn trượt hay ngã từ trên cao xuống vì vậy cần phải chống trơn trượt trong nhà, trong buồng tắm, sử dụng các tấm chắn cầu thang...; loại bỏ các nguyên nhân gây bỏng cho trẻ như ngăn cách trẻ khỏi khu vực nấu ăn, để phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, ống bô xe máy nóng, ga, xăng, cồn đèn, chai lọ đựng hóa chất tẩy rửa, acid,…ở nơi trẻ không thể sờ hoặc với tới như để trên giá cao, trong tủ có khóa an toàn....

Đối với trẻ 1-4 tuổi: Đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc, chấn thương do vật sắc nhọn là những nguy cơ thường gặp ở lứa tuổi này. Vì vậy, cần có rào chắn xung quanh ao, hồ, các dụng cụ chứa nước cần đậy nắp, giám sát trẻ khi tắm trong bồn, bể bơi để phòng ngừa đuối nước. Làm cổng chắn đối với những nhà gần đường giao thông để phòng ngừa tai nạn giao thông. Tiêm phòng cho động vật, phải kiểm soát trẻ khi đến gần động vật, cách ly động vật,... để phòng ngừa chấn thương do động vật cắn/tấn công. Các hoá chất, chất tẩy rửa, thuốc cần được để ở nơi có khóa, hạn chế trẻ tiếp cận. Dao kéo, phích nước để cao, cách ly khu vực nấu nướng tránh chấn thương do vật sắc nhọn và bỏng.

Đối với trẻ 5-9 tuổi: Cần dạy trẻ kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với nước, dạy bơi cho trẻ và những kỹ năng an toàn, sơ cấp cứu cơ bản. Cung cấp cho trẻ kiến thức và kỹ năng đi bộ và đi xe đạp an toàn. Giáo dục trẻ cách chăm sóc động vật và tự vệ đối với động vật để tránh bị động vật cắn, tấn công...

Đối với trẻ 10-14 tuổi: Đào tạo kỹ năng an toàn với nước, dạy bơi cho trẻ và những kỹ năng an toàn và sơ cấp cứu cơ bản. Trẻ cần tiếp tục được cung cấp các kiến thức và kỹ năng liên quan đến an toàn giao thông đường bộ. Đánh nhau và tự tử là một trong những nguyên nhân thương gặp ở nhóm tuổi vị thành niên. Vì vậy cần có các câu lạc bộ, các đường dây nóng... hỗ trợ trẻ vị thành niên. Sự quan tâm của gia đình trong giai đoạn này cũng hết sức quan trọng.

Phòng Văn hóa và Thông tin

(Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế)


Số lượt người xem: 1338    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày