Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
4
7
6
5
9
Tin tức sự kiện 07 Tháng Hai 2018 3:00:00 CH

Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một chủ trương chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

I. TÌNH THẾ MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC VÀ CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TA

1. Tình thế mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Sau 10 năm (từ năm 1954 đến năm 1964), Mỹ thế chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam và sau bốn năm (từ năm 1961 đến năm 1964) tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, nhưng phía Mỹ vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng miền Nam.

Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào, chiến sĩ ở miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn, khiến cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam; đồng thời, mở rộng hoạt động không quân và hải quân, ném bom bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm sự chi viện về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô, gia tăng về cường độ và gắn bó chặt chẽ với nhịp độ chiến tranh trên bộ ở miền Nam. Đối với hai nước láng giềng của Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh "Chiến tranh đặc biệt" ở Lào; sử dụng sức ép quân sự và ngoại giao hòng buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ thái độ trung lập. Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn của phe xã hội chủ nghĩa và sự bất đồng trong phong trào Cộng sản quốc tế để cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, ở trong nước Mỹ, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp nhằm bưng bít tin tức, che giấu các hoạt động chiến tranh của Mỹ trên chiến trường.

Từ thực tiễn chống Mỹ, cứu nước trên khắp hai miền Nam. Bắc; trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình trong nước và thế giới có liên quan, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khóa III (tháng 12 năm 1965) hạ quyết tâm chiến lược: "Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyêt đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào"; xác định phương châm chiến lược chung: "Trên cơ sở đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính cần tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam

Bằng sức mạnh của chính nghĩa, quân và dân miền Nam đã làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của Mỹ - ngụy. Hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" bị bẻ gãy. Mục tiêu mà Mỹ đề ra chẳng những không thực hiện được mà còn chịu tổn thất nặng cả về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn. Trong lúc đó, chúng ta vẫn giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam, vùng giải phóng được củng cố. Chiến công của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc, cùng với khí thế phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao đã làm xuất hiện tình thế mới trên chiến trường có lợi cho ta.

2. Chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Tháng 5 và tháng 6 năm 1967, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá tình hình mọi mặt và xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967 - 1968, đưa ra chủ trương: trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn. Tháng 10 năm 1967, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương họp mở rộng và quyết định chuyển hướng tiến công chiến lược vào các đô thị trên toàn miền Nam. Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, chính thức thông qua Kế hoạch chiến lược năm 1968 và nhiệm vụ của quân và dân ta, chủ trương chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của Nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới. Tháng 1 năm 1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khóa III) sau khi phân tích tình hình đã nhận định: địch thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đang lúng túng, bị động về chiến lược, chiến thuật, do đó, ta phải tranh thủ thời cơ "chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của Nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định", tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó, nhiệm vụ cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên, tạo sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định.

II. TỔNG TIÉN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

1. Tình hình

1.1. Về phía địch: Sau thất bại nặng nề trong chiến dịch mùa khô 1966 - 1967, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn liều lĩnh quyết định đưa thêm 10 vạn quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Đầu năm 1968, số quân chiến đấu của Mỹ ở miền Nam đã vượt quá nửa triệu tên chưa kể sự yểm trợ của trên 20 vạn quân Mỹ có mặt ở Thái Lan, Phi-líp-pin, Nhật Bản, Guam, Hạm đội 7, cùng với gần 60 vạn quân Ngụy Sài Gòn, gần 7 vạn quân các nước đồng minh của Mỹ.

1.2. Về phía ta: Để thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, các chiến trường ở miền Nam gấp rút bắt tay chuẩn bị cho cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa; chuẩn bị chiến trường, lực lượng, xây dựng phương án tác chiến và phương án phát động quần chúng nổi dậy, bảo đảm hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc; chuẩn bị cơ sở giấu ém lực lượng và bàn đạp xuất phát tiến công ở vùng ven và trong các đô thị trên toàn miền Nam. (Còn tiếp)

BBT


Số lượt người xem: 1586    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày