Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
6
9
0
6
6
Tin tức sự kiện 24 Tháng Mười Hai 2018 3:00:00 CH

Tìm hiểu về Luật An ninh mạng

Sự cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng

- Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh… đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người nhưng cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn.

- Ở nước ta, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống đã góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế về an ninh mạng cần khắc phục như:

- Tiềm lực quốc gia về an ninh chưa đủ mạnh.

- Không gian mạng và các loại hình dịch vụ ứng dụng công nghệ bị lợi dụng nhằm thực hiện các âm mưu phá hoại về chính trị.

- Các cuộc tấn công mạng, khủng bố mạng xuât hiện ngày càng nhiều với quy mô lớn, gây bất ổn và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia.

- Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước qua không gian mạng rất đáng lo ngại. Hê thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia chưa được xác định và bảo về bằng các biện pháp tương xứng.

- Sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ có nguồn gốc từ nước ngoài là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh mạng nếu xảy ra xung đột.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng chưa được xây dựng, ý thưc trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong bảo mật thông tin trên không gian mạng chưa cao, hình thức chế tài chưa đủ răn đe.

Mục đích của việc ban hành Luật

-Hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an ninh mạng theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành.

- Phát huy các nguồn lực của đất nước để đảm bảo an ninh mạng, phát triển lĩnh vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh.

-Triển khai công tác an ninh mạng trên phạm vi toàn quốc, đẩy mạnh công tác giám sát, dự báo, ứng phó và diễn tập ứng phó sự cố an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

- Nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách nghiên cứu, phát triển chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật trong nước và điều ước quốc tế đã tham gia.

Nội dung cơ bản của Luật

Luật An ninh mạng gồm có 7 chương, 43 điều.

Chương I. Những quy định chung, gồm 9 điều (điều 1 – điều 9). Quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; chính sách của nhà nước về an ninh mạng; nguyên tắc, biện pháp bảo vệ an ninh mạng; bảo vệ không gian mạng quốc gia; hợp tác quốc tế về an ninh mạng; các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng; xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Chương II. Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về quốc gia, gồm 6 điều (điều 10 – điều 15). Quy định về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; thẩm định; đánh giá điều kiện; kiểm tra, giám sát; ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Chương III. Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, gồm 7 điều (điều 16 – điều 22). Quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng; phòng, chống hành vị sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.

Chương IV. Hoạt động bảo vệ an ninh mạng, gồm 7 điều (điều 23 – điều 29). Quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương; kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế; bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng; nghiên cứu phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Chương V. Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng, gồm 6 điều (điều 30 – điều 35). Quy định về lực lượng bảo vệ an ninh mạng; bảo đảm nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng; tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng; phổ biến kiến thức về an ninh mạng; kinh phí bảo vệ an ninh mạng.

Chương VI. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gồm 7 điều (điều 36 – điều 42). Quy định trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông; trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ; trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng.

Chương VII. Điều khoản thi hành, có 1 điều ( điều 43). Quy định về hiệu lực thi hành của Luật này.

Ý nghĩa, tác dụng của Luật An ninh mạng

Thứ nhất: là cơ sở pháp lý để bảo vệ an ninh quốc gia.

Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như:

- Chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm sử dụng không gian mạng tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Thông tin kích động lôi keeso tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, gây bất ổn về an ninh trật tự…)

- Các hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc…

- Các hành vi phát tán thông tin gây hại cho tổ chức, cá nhân, gồm: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

- Các hành vi xâm phạm trật tự an toàn xã hội như sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoạt thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

- các hành vi tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng và liên quan như sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử…

Thứ hai: Bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Công tác bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được giao cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trực tiếp là lưc lượng An ninh mạng thuộc Bộ Công an, lực lượng tác chiến không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng. Để bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước, Luật An ninh mạng cũng giao Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và truyền thông, ban Cơ yếu Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong việc thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Thứ ba: Phòng, chống tấn công mạng.

Luật An ninh mạng quy định cụ thể các nhóm giải pháp nhằm bảo vệ hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước các hành vi tấn công mạng./.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 12


Số lượt người xem: 1613    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày