Trong suy nghĩ của người Việt, con cái là tài sản vô giá. Do đó, quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất thiêng liêng, bao hàm mối quan hệ sinh thành, dưỡng dục, là sự nối tiếp giữa hai thế hệ “Cha truyền, con nối”.
- Hãy tôn trọng con cái như một cá nhân có đầy đủ nhân phẩm và trách nhiệm.
- Hãy áp dụng những biện pháp kỷ luật tích cực thay vì đánh đập, đòn roi.
- Hãy là “người bạn lớn” của con để chia sẻ tâm tư và hướng dẫn con giải quyết những khó khăn thách thức trong đời sống.
- Hãy là gương cho con về ý chí rèn luyện, tu dưỡng để mình là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con.
- Hãy lắng nghe và cho phép con tham gia phát biểu, hỏi về những vấn đề liên quan đến bản thân và việc chung của gia đình.
- Hãy đối xử công bằng, không thiên vị, suy bì giữa các con. (con này hơn con kia và ngược lại)
- Hãy học cách kiềm chế trước những lỗi lầm của con.
- Nếu bố mẹ ứng xử chưa phù hợp, hãy tìm thời điểm thích hợp nói lời giải thích và xin lỗi.
Cha mẹ không nên:
- Xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể con (chửi rủa, nhục mạ, trừng phạt thân thể,…).
- Xâm phạm đến những vấn đề riêng tư của con cái, nhất là khi các con còn ở tuổi vị thành niên.
- Áp đặt, độc đoán; ngăn cấm các mối quan hệ xã hội của con mà không giải thích.
- Nói một đằng làm một nẻo, “Tiền hậu bất nhất”.
- Bỏ bê con cái: xao lãng, bỏ rơi, không nói chuyện, không dành thời gian cho con,
- Phân xử bất công bằng trong đối xử giữa các con
- Chiều chuộng quá mức, làm ngơ cho lỗi lầm của con.
Phòng Văn hóa và Thông tin