Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
3
4
6
7
4
Tin tức sự kiện 09 Tháng Mười Hai 2019 2:40:00 CH

Hỏi - Đáp về Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TPHCM lần thứ III năm 2019

Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá về tầm quan trọng của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam như thế nào?

Tại Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 08/5/2009 của Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, đã nêu rõ: “Bác Hồ lúc sinh thời, Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức hai Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số ở hai miền Bắc và Nam… Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam; nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; khẳng định, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của các dân tộc thiểu số đối với thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Đại hội là diễn đàn giao lưu, trao đổi, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước… Đây cũng là nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước. Đại hội là biểu tượng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”

Câu 2: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I và lần thứ II tổ chức vào năm nào? Lần kế tiếp dự kiến vào thời gian nào?

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I tổ chức vào ngày 27/12/2009 tại Nhà hát thành phố, Quận 1.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II tổ chức vào ngày 27/12/2014 tại Hội trường thành phố, Quận 3.

Căn cứ Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, tại Chương I, Điều 6, Khoản 2 ghi rõ: “Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện được tổ chức định kỳ 05 năm một lần”. Do vậy, năm 2019 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III, dự kiến vào tháng 11 năm 2019.

Câu 3: Đại hội, Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số cấp quận - huyện tổ chức vào thời gian nào?

Căn cứ Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, tại Chương I, Điều 6, Khoản 2 ghi rõ: “Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện được tổ chức định kỳ 05 năm một lần”. Năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành tổ chức Đại hội, Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số cấp quận - huyện lần thứ II. Trong đó, Quận 11, Quận 12 và Huyện Bình Chánh tổ chức Đại hội điểm, Quận Phú Nhuận tổ chức Hội nghị điểm, thời gian tổ chức Đại hội, Hội nghị điểm trước ngày 30 tháng 6 năm 2019. Đại hội, Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số của các quận - huyện còn lại tổ chức trước ngày 30 tháng 7 năm 2019.

Câu 4: Điều kiện để tổ chức Đại hội cấp quận - huyện?

Căn cứ Hướng dẫn số 01/HD-BCĐ ngày 14/01/2019 của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam về Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam cấp thành phố, cấp quận - huyện, ghi rõ điều kiện tổ chức Đại hội cấp quận - huyện. Cụ thể như sau:

- Các quận - huyện có từ 5.000 người dân tộc thiểu số trở lên sinh sống thành cộng đồng tại địa bàn.

- Đối với các quận - huyện có số lượng người dân tộc thiểu số dưới 5.000 người với nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng tại địa bàn nhưng là quận - huyện biên giới, hải đảo, vùng xung yếu, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ địa cách mạng và các đặc thù khác thì Ban Thường vụ Thành uỷ, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc tổ chức Đại hội với hình thức và quy mô phù hợp.

- Đối với những quận - huyện không tổ chức Đại hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận - huyện tổ chức Hội nghị liên tịch với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể của quận - huyện và đại diện lãnh đạo các xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xin ý kiến Ban Thường vụ Quận - Huyện ủy, Ủy ban nhân dân quận - huyện (UBND) về việc chọn cử đại biểu, danh sách đại biểu dự Đại hội cấp thành phố và đề xuất khen thưởng theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Đại hội thành phố.

Như vậy căn cứ vào hướng dẫn số 01/HD-BCĐ ngày 14/01/2019 của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận - huyện đủ điều kiện tổ chức Đại hội, 5 quận - huyện tổ chức Hội nghị.

Câu 5: Mục đích, ý nghĩa của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số?

- Tiếp tục khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế;

- Tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước giai đoạn từ 2014 - 2019;

- Đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014 - 2019.

Tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu là đồng bào các dân tộc thiểu số; chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào năm 2020.

Câu 6: Yêu cầu của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số là gì?

- Thông qua Đại hội các cấp để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển đất nước.

- Đại biểu chính thức tham gia Đại hội là người tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số thuộc mọi thành phần, vùng miền, lĩnh vực của đời sống xã hội, được lựa chọn, suy tôn từ cơ sở và đảm bảo phải có đủ đại diện các dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú trên địa bàn nơi tổ chức Đại hội;

- Đại hội được tổ chức trang trọng với quy mô phù hợp, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, tự hào trong các tầng lớp nhân dân.

Câu 7: Chủ đề định hướng chung của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số là gì?

“CÁC DÂN TỘC ĐOÀN KẾT, PHÁT HUY NỘI LỰC, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN”

Câu 8: Cho biết về tiêu chí đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số?

- Là người dân tộc thiểu số.

- Người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng.

- Người có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc; Có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo;

- Có thành tích nổi bật hoặc có đóng góp thiết thực về một hoặc một số lĩnh vực trong đời sống xã hội ở vùng đồng bào DTTS như xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,... hoặc là người được bầu chọn là điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước của địa phương; người đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi đấu thể thao trong nước và quốc tế…;

- Có đủ sức khỏe để tham dự Đại hội và các hoạt động của Đại hội;

Ngoài các tiêu chí trên, khi chọn cử đại biểu, có thể vận dụng kết hợp các tiêu chí đã có như: Nông dân, công nhân, thanh niên, phụ nữ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, người cao tuổi, nhà doanh nghiệp, chức sắc tôn giáo… tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu 9: Cho biết về cơ cấu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số?

Đảm bảo có đầy đủ đại biểu đại diện cho cộng đồng các dân tộc thiểu số cư trú ở địa phương nơi tổ chức Đại hội thuộc các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, khoa học - công nghệ, thương mại, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, tôn giáo, an ninh, quốc phòng… và đảm bảo hài hòa về cơ cấu độ tuổi, quan tâm đại biểu trẻ, tỷ lệ đại biểu nữ tham dự Đại hội tối thiểu đạt 30%.

Câu 10: Nội dung công tác tuyên truyền Đại hội là gì?

1. Tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam.

2. Tuyên truyền những quan điểm chỉ đạo, các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến dân tộc thiểu số, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đến đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh, công tác dân tộc, công tác tôn giáo”;  Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.

3. Tuyên truyền thành tựu mọi mặt của công tác dân tộc, công tác đại đoàn kết các dân tộc của thành phố và địa phương.

4. Tuyên truyền những tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Hồ Chí Minh từng tham gia chiến đấu, hy sinh trong các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiếp tục tham gia xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

5. Tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt, tấm gương thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của các dân tộc thiểu số; từng dân tộc sinh sống trên địa bàn, cán bộ và nhân dân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua, xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc tại địa phương từ 2014 đến nay.

6. Tuyên truyền việc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để kẻ xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, từng dân tộc để chống phá Nhà nước Việt Nam. Các dân tộc thiểu số tích cực thi đua hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố năng động, văn minh, hiện đại, nghĩa tình và thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2019 đặc biệt là các sự kiện, các ngày lễ trọng đại năm 2020.

7. Tuyên truyền nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp, nét độc đáo trong ẩm thực các dân tộc, tiếng nói chữ viết, tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật thể hiện bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số thành phố.

8. Phát động phong trào thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp thành phố và quận - huyện.

Câu 11: Các hình thức tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội?

1. Tuyên truyền trước thời gian Đại hội :

- Tuyên truyền trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, trang tin điện tử, tờ tin, mở các chuyên đề, chuyên mục về Đại hội.

- Thiết kế và treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích... tại các khu trung tâm, nơi công cộng, các tuyến đường trung tâm, các cửa ngõ vào thành phố.

- Lựa chọn biên tập, thực hiện phóng sự chuyên đề về đồng bào dân tộc thiểu số đã thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2014 để phát sóng, đưa tin trên báo chí hoặc biên tập, thực hiện các phóng sự chuyên đề mới.

- Tổ chức các hình thức thảo luận, mạn đàm, sinh hoạt chuyên đề, hội thi kiến thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; gương người tốt việc tốt; phong tục tập quán, các mặt đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc... trong đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phát động phong trào thi đua, đăng ký thực hiện các công trình, mô hình giải pháp nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của thành phố.

- Tổ chức các đêm biểu diễn, liên hoan văn nghệ, các hội diễn; tổ chức các cuộc tuyên truyền cổ động tại địa phương.

- Tổ chức họp báo, thông cáo báo chí về tình hình diễn biến thực hiện từ công tác chuẩn bị đến tổ chức và kết thúc Đại hội.

- Chuẩn bị các tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số phục vụ trong Đại hội.

- Giới thiệu, viết bài về các gương điển hình, tiêu biểu là người dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực.

2. Tuyên truyền trong thời gian Đại hội:

- Triển lãm, trưng bày hình ảnh, hiện vật về quá trình tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số; lãnh đạo thành phố gặp gỡ, chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số; đồng bào dân tộc tiêu biểu trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giới thiệu, biểu diễn những đặc điểm, nét đẹp văn hóa nghệ thuật của các dân tộc; giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số, các tác phẩm văn học nghệ thuật nói về dân tộc thiểu số.

- Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích... trang trí tại các khu vực xung quanh nơi tổ chức Đại hội, các tuyến đường trung tâm, nơi công cộng, các cửa ngõ vào thành phố.

- Xây dựng và chiếu các phim, phóng sự về hoạt động, đời sống, văn hóa tinh thần, sự phát triển trong các lĩnh vực của đồng bào các dân tộc (Chọn lọc qua các phóng sự của Đài Truyền hình thành phố).

- Biễu diễn các tiết mục đặc sắc của đồng bào các dân tộc phục vụ Đại hội.

- Trực tiếp truyền hình trong thời gian diễn ra Đại hội.

3. Tuyên truyền sau Đại hội:

- Tuyên truyền kết quả Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin quận - huyện.

- Liên hoan biểu diễn văn nghệ chào mừng thành công của Đại hội.

- Giao lưu, gặp gỡ, nhân rộng bằng nhiều hình thức đa dạng các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, gương thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

- Biên soạn, phát hành kỷ yếu Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III.

Câu 12. Các khẩu hiệu tuyên truyền phục vụ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số?

“Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”.

“Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam muôn năm”.

- “Nhiệt liệt chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III”.

- “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công!”

- “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

- “Cộng đồng các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”.

- “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na, và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt, chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.

- “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”.

- “Quyết tâm bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”.

- “Đồng bào các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh bình đẳng, đoàn kết, cùng nhau xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Câu 13. Đối tượng, các hình thức khen thưởng trong Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp?

a) Đối tượng khen thưởng: Tập thể, cá nhân có thành tích tiểu biểu, xuất sắc.

b) Hình thức khen thưởng:

- Đại hội cấp quận - huyện

+ Bằng khen Chủ tịch UBND thành phố.

+ Giấy khen của Trưởng ban Ban Dân tộc thành phố.

+ Giấy khen của Chủ tịch UBND quận - huyện.

- Đại hội cấp thành phố:

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

+ Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;

+ Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố.

* Những trường hợp thật sự có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào đại đoàn kết các dân tộc; phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh... cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi thì đề nghị Ủy ban Dân tộc tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển các dân tộc Việt Nam.

Câu 14. Công tác dân tộc được hiểu như thế nào?

Tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về Công tác dân tộc định nghĩa như sau: Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Phòng Văn hóa và Thông tin


Số lượt người xem: 1052    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày