Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
5
8
2
3
7
9
Tin tức sự kiện 30 Tháng Sáu 2014 3:50:00 CH

Căn cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển đảo trong tư liệu Hán Nôm

 

(Tư liệu lấy từ nguồn Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch)
 
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đang lưu giữ hàng trăm tư liệu Hán Nôm viết về lập trường của nhà nước phong kiến Việt Nam xác định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông. Đây là những căn cứ vững chắc về lịch sử, khoa học và pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Thông tin trên được đưa ra tại họp báo quốc tế công bố cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông” tổ chức sáng 3.6, tại Hà Nội, nhằm giúp dư luận trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử. Cuốn sách do Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện, NXB Khoa học xã hội ấn hành tháng 5.2014, nằm trong chương trình nghiên cứu chung về Biển Đông của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhiều năm qua.
Ra mắt trong thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cuốn sách Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông giới thiệu 46 tư liệu Hán Nôm, gồm 18 bản đồ, 17 bộ sử, hội điển... ra đời từ thời nhà Lê đến thời nhà Nguyễn, trong đó có nhiều tư liệu gốc đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm lần đầu được công bố. Nội dung tư liệu thể hiện vấn đề chủ yếu:
- Một là, hàng năm nhà nước phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình. Các chuyến đi này đã được ghi trong bộ Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ năm 1821 - 1909, bên cạnh Quốc triều chính biên toát yếu, các châu bản của triều Nguyễn...
- Hai là, nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải thực hiện những chuyến ra khơi để quản lý biển đảo, xây dựng miếu và đặt bia, ghi trong sách Đại Việt sử ký tục biên (được chúa Trịnh Sâm sai biên soạn vào năm 1775), Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ năm 1843 - 1851).
- Ba là, nhà nước phong kiến Việt Nam luôn quan tâm giáo dục ý thức chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông cho các thế hệ người Việt Nam. Sách dạy học chữ Hán cho lớp đồng ấu cũng đã có những nội dung ghi chép về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở biển Đông như sách Khải đồng thuyết ước, khắc in năm Tự Đức Tân Tỵ (1881).
Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, đây là những tư liệu có giá trị khoa học, là căn cứ lịch sử và pháp lý sinh động, khẳng định chủ quyền cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông.
 
THU HÀ - P.VHTT

 
              


Số lượt người xem: 3297    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày