Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
5
7
5
8
8
5
Tin tức sự kiện 23 Tháng Bảy 2014 4:30:00 CH

Chăm sóc Bệnh tay chân miệng tại cộng đồng

 

(Nguồn tài liệu: do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cung cấp)
Trong bốn tháng đầu năm 2014, số trường hợp mắc bệnh Bệnh tay chân miệng (TCM) tại thành phố Hồ Chí Minh có 3.065 ca mắc tăng 25,7% so với năm 2013 (2.438 ca), không nhận thông tin chùm ca bệnh TCM trong trường học, không có trường hợp tử vong do bệnh TCM. Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiêu hóa cho các  trẻ sống cùng nhà và sinh hoạt cùng nhà trẻ. Nguồn bệnh có từ vùng hầu họng, phân, bóng nước của trẻ bệnh phát tan ra môi trường xung quanh, bám vào bàn tay, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà … và lây lan cho trẻ khác.
Bệnh có  thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và rất dễ lây; bệnh thường lây nhanh 2 mùa trong năm, từ tháng 2 đến tháng 4 và sau đó từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cũng rất dễ nhận biết nếu được chú ý đó là các bóng nước. Bóng nước có kích thước từ 2 – 10 mm, màu xám, hình bầu dục, bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau, không ngứa. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vở ra gây những vết loét trong miệng gây đau và bỏ ăn.
Trẻ mắc bệnh thường có sốt nhẹ 1, 2 ngày đầu. trẻ bị sốt cao thường có biến chứng.  Bóng nước sẽ tự xẹp đi sau tự khỏi sau 5 đến 7 ngày. Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp.
Đa số các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi, nhưng nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng rất nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, trụy tim mạch. Điều nguy hiểm hơn là các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu thầy thuốc không có kinh nghiệm và người nhà không chú ý.
Làm sao phát hiện sớm:
Trẻ quấy khóc, đau họng, biếng ăn, chảy nước miếng cần xem họng tìm vết loét, tìm mụn nước ở lòng bàn tay, mông, gối
Trẻ nào có thể mắc biến chứng:
Sốt hơn 2 ngày, sốt trên 39 độ, sốt cao khó hạ, nôn ói. Nếu gặp các triệu chứng này cần mang trẻ đến cơ sơ y tế.
Trẻ nào đang bị biến chứng:
Trẻ khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình. Lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hoảng hốt nói lảm nhảm, chới với, run chi, da nổi bông, mạch nhanh nhưng không sốt cao , yếu tay chân, méo miệng.
 Khi trẻ đang có biến chứng cần nhập viện ngay vì nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
 
Trẻ có thể điều trị tại nhà nếu không có dấu hiệu nghi ngờ hay đang biến chứng
Giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu cố gắng cho trẻ ăn thành nhiều bữa. theo dõi sát các dấu hiệu nghi ngờ hay có biến chứng
Nên làm gì để phòng bệnh

 Hiện nay bệnh chưa có thuốc chủng ngừa nên cách phòng ngừa hiện nay là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống, rửa tay. Nên cho trẻ nghỉ học hay tránh tiếp xúc với trẻ khác, vì khi ở chung nhà, chơi chung bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác khi tiếp xúc. Tại nhà trẻ mắc bệnh cần phải vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

THU HẢ - P.VHTT


Số lượt người xem: 3412    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày