Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
0
9
6
0
6
5
Tin tức sự kiện 01 Tháng Hai 2016 8:55:00 SA

Ý nghĩa hình tượng 3 chú khỉ không nghe,không thấy, không nói

Ngày đầu xuân đi lễ Phật cầu tại ở một số chùa chúng ta sẽ bắt gặp hình tượng ba con khỉ được các chùa trưng bày trước sân. Nhưng để hiểu về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng tưởng chừng như vô tri đó là điều mà chúng ta phải suy ngẫm về cách giữ lễ và xử thể.

Thoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai trong chúng ta cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó. Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”. Nhiều người cho rằng bức tượng ấy muốn dạy chúng ta hãy ở yên và sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh và mặc nhiên bàng quan theo thuyết “Mackeno”. (Mặc kệ nó!). Nhưng giữa cuộc đời đầy những khó khăn và nhiều nhũng nhương này, nếu cứ an phận như vậy thì xã hội sẽ đi đến đâu, tình người nữa cũng sẽ về đâu? Và nếu cứ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng như thế cả cuộc đời, thì thử hỏi cuộc sống có còn gì là thi vị nữa không?… Đó là cái hiểu thiếu chính xác và chưa đầy đủ.

3 chú khỉ không nghe,không thấy, không nói

Thực ra, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ vài ngàn năm về trước. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần, là thần Vajrakilaya. Đây là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng. Theo đó bức tượng được khắc nhằm để răn dạy mỗi người: không được nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy.

Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tu Phật giáo đi qua Trung Quốc không rõ vào thời kì nào. Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến đi làm phật sự ở Trung Quốc đã mang theo về Nhật tư tưởng này và tại Nhật người ta khắc tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru: bịt tai, bịt mắt và bịt miệng bằng gỗ (từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ) để biểu đạt triết lý này.

Bức tượng cũng mang đậm tư tưởng của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ. Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp: “Phi lễ vật thi, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. Nghĩa là không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.

Người Nhật còn có thâm ý sâu xa hơn nhiều khi họ muốn: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”. Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện.

…Và giữ cho mình tâm bình lặng trước mọi việc hãy:

“Nhẫn một chút sóng yên gió lặng

 Lùi một bước biển rộng trời cao”.

                                                                                                                                                                Minh Đan (BT)


Số lượt người xem: 2852    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày