Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
1
9
7
0
0
Hướng dẫn thực hiện pháp luật 28 Tháng Năm 2020 3:15:00 CH

Tìm hiểu pháp luật về trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, cần được bảo vệ như bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Mọi hành vi cố ý gây tổn hại đến thân thể, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của trẻ em, dù thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào, cũng sẽ bị pháp luật nghiêm trị.

Nhằm giúp mọi cá nhân, tổ chức, gia đình nhận dạng được các hành vi nào bị xem là hành vi xâm hại trẻ em, qua đó cùng phối hợp thực hiện việc ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn xâm hại trẻ em trên toàn xã hội. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận trích dẫn những quy định tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, những hành vi xâm hại trẻ em có thể kể đến gồm:

- Mua bán trẻ em;

- Bỏ rơi trẻ em;

- Bạo lực với trẻ em, dẫn đến trẻ em bị rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày;

- Bắt buộc trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động;

- Rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm;

- Rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục;

- Trẻ em bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm

- Rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật;

- Rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác;

- Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô, sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Chế tài xử lý đối với những đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em sẽ tùy theo mức độ của hành vi và hậu quả mà hành vi đó mang lại, có thể bị phạt hành chính đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hay tử hình (Bộ Luật Hình sự năm 2015)./.

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUẬN 12


Số lượt người xem: 961    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày