Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
0
7
9
0
8
1
Tin tức sự kiện 14 Tháng Sáu 2016 4:45:00 CH

Kỷ niệm 91 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2016) - học tập Bác Hồ cách viết báo và cách làm báo

 Báo chí Cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân, đồng thời cũng là vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch của cách mạng, đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ lợi ích của nhân dân. 91 năm qua, kể từ số báo Thanh niên đầu tiên (21/6/1925), báo chí Việt Nam không ngừng phát triển phong phú và đa dạng. Kỷ niệm 91 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2016) chúng ta đọc lại và suy ngẫm về Bài nói chuyện tại đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam” để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong việc viết báo và trong các hoạt động tuyên truyền tại cơ sở: 

Bác nói: Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”; “Phê bình và tự phê bình là vũ khí rất cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm. Vì khéo lợi dụng nó mà Đảng ta và dân ta ngày càng tiến bộ. Đối với báo chí cũng vậy. Phê bình phải nghiêm chỉnh, chắc chắn, phụ trách, nói có sách mách có chứng. Phải phê bình với tinh thần thành khẩn, xây dựng, “trị bệnh cứu người”. Chớ phê bình lung tung không chịu trách nhiệm”. “Những người (bất kỳ ở địa vị nào) và những cơ quan được phê bình phải có thái độ thật thà, khiêm tốn. Phê bình đúng, thì phải đăng báo nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Nếu phê bình sai, thì đăng báo giải thích. Quyết không được “phớt” lời phê bình và “trù” người phê bình”

Về những khuyết điểm mà những người viết báo thường hay mắc phải, Bác nói: Bài viết quá dài “dây cà ra dây muống”, không hợp với trình độ và thời giờ của quần chúng. Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta. Thiếu cân đối, tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn lại viết dài; nên để sau thì để trước, nên trước lại để sau. Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng. Ví dụ không gọi xe lửa mà gọi “hoả xa”; máy bay thì gọi là “phi cơ”. Nhà nước, hoặc nước nhà thì gọi là “quốc gia”, đường lớn thì gọi là “đại lộ”, vẻ vang – “quang vinh”, giúp nhau – “hỗ trợ”.

Theo Bác làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết”; Những người làm báo “muốn tiến bộ, muốn viết hay, thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện”. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, “Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”.

 

THU HÀ – P.VHTT


Số lượt người xem: 2029    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày