Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
1
2
9
4
3
4
Tin tức sự kiện 10 Tháng Tám 2018 8:15:00 SA

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT:

Hỏi: Chị tôi 30 tuổi, có chồng mười năm. Chồng chị thường xuyên uống rượu bia rồi về nhà đánh, xúc phạm vợ con, rồi tìm mọi cách đòi li dị. Bây giờ chị muốn kiện chồng thì có phải kiện vì tội bạo lực gia đình, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác không ạ? Và chị em có quyền nuôi con và làm chủ ngôi nhà hiện tại của vợ chồng do chị làm lụng vất vả, tiết kiệm mới mua được không ạ?

Trả lời:

Thứ nhất, chị bạn sẽ có quyền kiện chồng chị bạn về tội bạo lực gia đình.

Luật số 02/2007/QH12 của Quốc hội: Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, chồng chị bạn đã có những hành vi sau với chị bạn:

Bạo lực, đánh vợ, xúc phạm vợ con, nghe lời bạn xấu lăng mạ vợ;

Chặn đường xỉ nhục vợ ngoài đường, trên công ty vợ, bạn bè vợ …

Đây chính là các hành vi bạo lực gia đình. Do đó, chị bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hoặc khởi kiện anh bạn về hành vi bạo lực gia đình nêu trên.

Thứ hai, đối với quyền nuôi con

Anh bạn và chị bạn chưa ly hôn, tức là vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân (vợ chồng) nên chị bạn hoàn toàn có quyền trực tiếp nuôi con.

Thứ ba, đối với quyền sở hữu ngôi nhà

Đất được mua và ngôi nhà được xây dựng trong giai đoạn hôn nhân giữa hai người. Số tiền được tạo dựng là số tiền chị bạn có được trong thời kì hôn nhân nên đó cũng được coi là tài sản chung của hai người.

Chính vì vậy, chị bạn có quyền sở hữu ngôi nhà là tài sản chung của hai người.

Xuân Hồng


Số lượt người xem: 1365    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày