Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
1
4
4
2
4
3
Tin tức sự kiện 07 Tháng Sáu 2019 8:00:00 SA

Bộ tiêu chi ứng xử trong gia đình

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Mục đích

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm mục đích:

a) Góp phần xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực         giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

b) Củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội;

c) Nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.

2. Đối tượng áp dụng

Tiêu chí ứng xử được áp dụng cho các thành viên trong gia đình (theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13) bao gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại.

3. Tiêu chí ứng xử chung

a) Tôn trọng: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của nhau.

b) Bình đẳng: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong              gia đình.     

c) Yêu thương: Có tình cảm gắn bó tha thiết, quan tâm chăm sóc nhau.

d) Chia sẻ: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ với nhau vui buồn, khó khăn, hoạn nạn.

4. Hình thức áp dụng Bộ tiêu chí

a) Dựa trên Bộ tiêu chí khung, Vụ Gia đình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn và triển khai thí điểm thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

b) Trên cơ sở Bộ tiêu chí khung này, các địa phương có thể bổ sung, cụ thể hóa mức đạt của tiêu chí cho phù hợp với đặc điểm văn hóa, dân tộc, phong tục, tập quán riêng của địa phương mình. 

c) Các thành viên trong gia đình tự nguyện tuân thủ Bộ tiêu chí ứng xử này theo hướng dẫn của Vụ Gia đình và tiêu chí bổ sung, cụ thể của địa phương nơi cư trú.

II. TIÊU CHÍ ỨNG XỬ CỤ THỂ TRONG GIA ĐÌNH

1. Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thủy; Nghĩa tình.

a) Đối tượng áp dụng:

Vợ chồng được pháp luật công nhận (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13).

b) Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

- Vợ chồng có tình cảm trước sau như một, không thay đổi;

- Chăm sóc nhau; cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình;

- Lắng nghe, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung, hòa nhã với nhau.

 2. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu; Yêu thương.

a) Đối tượng áp dụng:

- Cha mẹ bao gồm: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng

- Ông bà bao gồm: ông bà nội, ông bà ngoại.

b) Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

- Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói;

 - Quan tâm, chăm sóc con cháu khi con cháu còn nhỏ; trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu giữ gìn nền nếp, gia phong; có tình cảm gắn bó tha thiết.

3. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo; Lễ phép.

a) Đối tượng áp dụng:

- Con bao gồm: con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể.

- Cháu bao gồm: cháu nội, cháu ngoại

b) Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

- Con, cháu có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự kính trọng, biết ơn, giúp đỡ cha mẹ, ông bà;

- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.

4. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận; Chia sẻ.

a) Đối tượng áp dụng:

 - Anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha.

-  Anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

b) Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

- Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải.

- Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị;

- Cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn./.

Phòng Văn hóa và Thông tin 


Số lượt người xem: 1771    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày