Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
7
8
6
2
3
Tin tức sự kiện 08 Tháng Ba 2012 8:55:00 SA

Xây dựng ý thức văn hóa giao thông

 

     Theo từ điển tiếng Việt, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hoạt động của con người cũng như trong những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.
     Văn hóa giao thông là một thành tố của lối sống đô thị, của văn hóa thẩm mỹ, là gương mặt của một đô thị. Văn hóa giao thông thuộc phạm trù lối sống, nếp sống của một cộng đồng, của một con người trong xã hội. Trong cuốn sách Đời sống mới (1947) Bác Hồ có nói: “Bất cứ ai muốn sống phải có 5 điều: ăn - mặc - ơ - đi lại - làm việc; đó là 5 nhu cầu cần thiết hàng ngày của con người. Muốn có cơm ăn, nhà ở, đường đi thì phải làm. Từ trước tới giờ ta vẫn có làm…Nhưng vì làm chưa hợp lý. Đời sống mới không phải cao xa gì, cũng không khó khăn gì. Nó chỉ cần sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của mọi người tức là sửa đối cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại cách làm việc. Sửa đổi những điều đó thì mọi người đều được hưởng hạnh phúc”.
     Sửa đổi cách đi lại mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói cách đây nhiều thập kỷ đó chính là văn hóa ứng xử của người tham gia giao thông, là giá trị nhân cách mà mỗi người tự xác định, tự giác thực hiện theo các hệ chuẩn mực của xã hội.
     Khi nói đến văn hóa giao thông là nói đến hành vi, cách cư xử, ứng xử chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông trên đường, mọi người đều ý thức được phải luôn luôn đi bên phải, phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, gắn máy… tất cả những điều sơ đẳng đó bắt buộc mọi công dân phải nghiêm túc thực hiện như là một thói quen rửa mặt hàng ngày. Khi đã hình thành thói quen tức là đã hình thành một nét văn hóa giao thông của người thành thị. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó cũng là cả một quá trình tuyên truyền, tiếp cận và đề ra nhiều biện pháp chế tài để vận động người dân chấp hành.
     Trong năm 2011, theo thống kê của ngành giao thông vận tải, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hơn 10 ngàn công dân mà trong đó đa phần là thanh niên đang trong độ tuổi lao động đã để lại nhiều hậu quả đau lòng cho gia đình và xã hội. Nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông là do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Điều đó cho thấy ý thức giao thông của mỗi người chưa thật sự trở thành thói quen hàng ngày, vẫn còn nhiều người vì chủ quan cá nhân mà quên đi những ảnh hưởng to lớn đối với cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh làm cho việc hình thành nét văn hóa giao thông chưa tương xứng với tầm phát triển của xã hội. Ngoài ra, việc lấn chiếm vỉa hè, lề đường, lòng đường để bày bán hàng quán, tổ chức họp chợ…làm cản trở giao thông cũng làm ảnh hưởng đến văn hóa giao thông của người thành thị.Trong qúa trình đô thị hóa có rất nhiều việc chúng ta phải làm trong đó có việc xây dựng, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông; phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đến xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
     Hưởng ứng năm “An toàn giao thông”, mỗi người dân phải nghiêm túc chấp hành luật giao thông và vận động nhiều người cùng thực hiện tốt khi tham gia giao thông. Hình thành nét văn hóa giao thông cũng là góp phần làm cho bộ mặt của đô thị trở nên đẹp hơn, nghiêm chỉnh và nề nếp hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Bài và ảnh: Hướng Dương

Số lượt người xem: 4377    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày