Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
5
0
7
4
4
5
3
Tin tức sự kiện 07 Tháng Mười Hai 2018 7:30:00 SA

Tìm hiểu về quy định 1374-QĐ/TU ngày 01/12/2017 của Thành ủy TPHCM về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan đến các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định của đảng, pháp luật của Nhà nước



Chương II. Quy trình giải quyết nội dung thông tin phản ánh

Điều 5. Đề xuất hình thức, phương pháp xử lý nội dung thông tin phản ánh

1. Đối với nguồn thông tin được nêu tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 của Điều 4

1.1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi có thông tin phản ánh, cơ quan được phân công (nêu tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 của Điều 4) báo cáo bằng văn bản cho Thường trực cấp ủy cùng cấp chỉ đạo xem xét, xử lý. Nội dung báo cáo cần nêu rõ: Nội dung vụ việc; hành vi vi phạm của tập thể, cá nhân có liên quan; tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân theo phản ánh; đề xuất hình thức, phương pháp xem xét, xử lý.

1.2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Thường trực cấp ủy xem xét, báo cáo đề xuất Ban Thường vụ cấp ủy hình thức, phương thức xem xét, xử lý.

1.3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Ban Thường vụ cấp ủy quyết định chỉ đạo việc xem xét, xử lý. Văn bản chỉ đạo cần nêu rõ:

1.3.1. Các vụ việc mà người đứng đầu các cơ quan liên quan cần ưu tiên xử lý trước trong số các vụ việc được phản ánh.

1.3.2. Thời hạn người đứng đầu cơ quan báo cáo cho cấp ủy kết quả xử lý các vụ việc được nêu.

1.3.3. Trách nhiệm của ủy ban kiểm tra giám sát việc xử lý ở đơn vị liên quan (nếu có).

2. Đối với nguồn thông tin qua phản ánh của báo chí được nêu tại Khoản 4 của Điều 4

2.1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có thông tin phản ánh, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có thông tin phản ánh thực hiện báo cáo giải trình (gửi Thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp) gồm các nội dung:

2.1.1. Nội dung vụ việc.

2.1.2. Tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân chủ quan, khách quan,...

2.1.3. Xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan (về Đảng, chính quyền, đoàn thể) nếu có.

2.1.4. Đề xuất phương pháp giải quyết vụ việc.

2.2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình của tập thể, cá nhân liên quan, Văn phòng cấp ủy tổng hợp, báo cáo, đề xuất Thường trực cấp ủy hình thức, phương pháp xem xét, xử lý.

2.3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Ban Thường vụ cấp ủy quyết định chỉ đạo việc xem xét, xử lý.

Điều 6. Xem xét, xử lý tập thể, cá nhân vi phạm

1. Trường hợp vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, tổ chức Đảng, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ cấp ủy cấp trên quản lý thì người đứng đầu đơn vị vừa xử lý theo thẩm quyền, vừa báo cáo Thường trực cấp ủy cấp trên để chỉ đạo xem xét, xử lý theo quy định.

2. Đối với các hành vi vi phạm đã rõ, trong thời gian không quá 45 ngày làm việc, Ban Thường vụ cấp ủy chỉ đạo xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng, chính quyền, đoàn thể đồng bộ, kịp thời.

Điều 7. Công khai kết quả xem xét, xử lý

1. Sau khi có kết quả xem xét, xử lý, tùy tính chất, nội dung vụ việc, Văn phòng cấp ủy các cấp báo cáo, đề xuất Thường trực cấp ủy chỉ đạo việc công khai kết quả xem xét, xử lý bằng một trong các hình thức như sau:

1.1. Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định;

1.2. Gửi văn bản thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Trường hợp liên quan đến lĩnh vực an ninh - quốc phòng, vấn đề nhạy cảm, có tính chất quan trọng, dư luận bức xúc trong xã hội, Thường trực cấp ủy báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy chỉ đạo việc công khai kết quả xem xét, xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Chương III. Giám sát kết quả xem xét, xử lý

Điều 8. Ủy ban kiểm tra cấp ủy các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức giám sát hoặc tham mưu cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng, đảng viên trong việc khắc phục các hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm, xử lý các tập thể, cá nhân liên quan.

Điều 9. Ban Tuyên giáo cấp ủy tổng hợp kết quả việc khắc phục các hạn chế, khuyết điểm trước, trong và sau kiểm điểm, xử lý của các tập thể, cá nhân có liên quan đến phản ánh của cơ quan báo chí, báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp (khi cần thiết).

Chương IV. Chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết

Điều 10. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ hằng quý, Ủy ban kiểm tra cấp ủy chủ trì họp với các đơn vị: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Quy định tại cấp mình, Ủy ban kiểm tra cấp ủy tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Quy định cho Thường trực cấp ủy và Ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp trên.

2. Định kỳ sáu tháng, Thường trực cấp ủy chủ trì họp với các đơn vị: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy định (giao Ủy ban kiểm tra cấp ủy cùng cấp chuẩn bị nội dung kỳ họp); báo cáo kết quả thực hiện Quy định cho Thường trực cấp ủy và Ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp trên.

Điều 11. Chỉ đạo tổng kết

Định kỳ hằng năm, Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Thường vụ quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở và đảng ủy cơ sở trực thuộc Thành ủy chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Quy định này và đề xuất điều chỉnh, sửa đổi nếu cần thiết. (còn tiếp)

BBT


Số lượt người xem: 1661    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày