Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
1
8
1
8
7
Tin tức sự kiện 15 Tháng Sáu 2011 2:40:00 CH

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011) Các mối quan hệ lớn

Cương lĩnh đã đề ra tám phương hướng cơ bản cần phải quán triệt và thực hiện tốt. Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải đặc biệt chú trọng, nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, đó là:

 

1/- Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển
Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào cũng phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới. Đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi thích hợp để đảm bảo sự ổn định và phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
2/- Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
Trong thời gian tới, chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng (từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững) và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trong đó trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức Đảng; đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; hoàn hiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế; đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sng năm 2001) cho phù hợp với yêu cầu mới; đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, tiếp tuc đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị.
3/- Quan hệ giữa kinh tế thị tường và định hướng XHCN.
Chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu (sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân…), nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…), các loại hình doanh nghiệp, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh và nhiều hình thức phân phối (chủ yếu phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác, thông qua hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội). Nhưng phải đảm bảo định hướng XHCN. Để đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường, thì kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước được nâng cao, phát huy mặt tích cực, hạn chế , khắc phục mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường; phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế. 
4/- Quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN.
Một trong những đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất với sự đa dạng, nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh; quan hệ phân phối sản phẩm với nhiều hình thức.
5/- Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bên cạnh việc thực hiện các chính sách, các giải pháp để phát triển kinh tế, xây dựng nền tảng về cơ sở vật chất cho CNXH, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, chúng ta phải tiến hành đồng thời các chính sách, giải pháp để phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; cố gắng không để xảy ra phân hóa xã hội một cách gay gắt sau những kết quả về tăng trưởng kinh tế.
6/- Quan hệ giữa xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN.
Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược. Bên cạnh việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho việc xây dựng CNXH, chúng ta cũng phải tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh, xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
7/- Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.
Trong hội nhập quốc tế, chúng ta tuân thủ đầy đủ các quy định mà các bên liên quan đã ký kết, thỏa thuận, các thông lệ quốc tế, tạo các điều kiện để việc hợp tác được thuận lợi, hiệu quả cao; đồng thời phải đảm bảo tính độc lập, tự chủ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh, văn hóa, đối ngọai… phát huy nội lực, tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại
8/- Quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Đảng lãnh đạo Nhà nước, hệ thống chính trị, xã hội. Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, Chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng lãnh đạo toàn diện nhưng không bao biện làm thay công việc của Nhà nước.
Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Nhân dân là người làm chủ đất nước, nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện. Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước thông qua việc góp ý, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên, của bộ máy nhà nước, công chức, viên chức; thông qua việc giới thiệu người ưu tú cho Đảng và thông qua việc tích cực thực hiện các chủ truơng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. (còn tiếp)
 
 
 
Tin: Trần Văn Út- TBTG

Số lượt người xem: 8044    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày