Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
4
6
5
9
8
6
2
Sổ tay Đảng viên 26 Tháng Năm 2023 9:15:00 SA

Hỏi đáp của Văn phòng Quận ủy

 

1. Ngày 29/3/2023, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Kế hoạch số 209-KH/TU về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Giới thiệu khái quát nội dung của tác phẩm ?

Tác phẩm tập hợp trên 100 bài viết, bài phát biểu, chỉ đạo trên các cương vị công tác khác nhau của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực (PCTNTC) ở Việt Nam trong 10 năm qua, được trình bày trong 623 trang và 111 bức ảnh, được kết cấu thành 3 phần, trong đó:

Phần thứ nhất: Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, gồm 01 bài viết tổng quan, 04 phát biểu kết luận tại các Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (năm 2014, 2018, 2020, 2022) và trích các kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại 36 phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo (từ năm 2013 - 2022). Các bài viết, bài phát biểu thể hiện tư duy lý luận về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực tiễn và những kết quả đạt được, những bước tiến trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam trong 10 năm (2012 - 2022). Xuyên suốt các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư cho thấy sự chỉ đạo rất sát sao, cụ thể và nhất quán của người đứng đầu Đảng, nhắc nhở mỗi cơ quan, đơn vị, đặc biệt là mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần làm cho “Đảng ta, Nhà nước ta luôn trong sạch, vững mạnh; toàn hệ thống chính trị vững mạnh”.

Phần thứ hai: Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc, gồm 22 bài viết tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong công tác phòng, chống tham nhũng thì cùng với chống là xây, cùng với đấu tranh là ngăn chặn, do vậy xuyên suốt các bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Trọng qua các thời kỳ, trên nhiều cương vị công tác, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau cho thấy, đồng chí luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố lòng tin của Nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng, với công cuộc xây dựng đất nước. Trong bài viết “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 8/1986 với bút danh Phan Chính, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Đảng phải đổi mới công tác của mình, nhất là đổi mới quan niệm và tư duy, đổi mới bộ máy và hình thức tổ chức, đổi mới công tác cán bộ, đổi mới phong cách và lề lối làm việc… nhìn thẳng vào tình hình, thấy rõ ưu điểm để phát huy, thấy hết khuyết điểm, sai lầm để sửa chữa”; đồng thời phải “kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong Đảng”. Trong bài viết “Bài học lịch sử vô giá” (1987), đồng chí cho rằng phải “Khẩn trương làm trong sạch đội ngũ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hoá về phẩm chất, lối sống của cán bộ, đảng viên”. Trong các bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã nhận diện hàng loạt những “căn bệnh”, những hành vi tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, vẫn còn tính thời sự cho đến nay: như “Bệnh sợ trách nhiệm” (1973); “Của công, của riêng” (số 6/1978); “Móc ngoặc” (số 8/1978), “Làm xiếc” (bút danh Trọng Nghĩa, 1985);… 

Phần thứ ba: Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, tập hợp, chọn lọc 62 ý kiến của các tầng lớp nhân dân, 10 ý kiến của đại biểu Quốc hội và 24 ý kiến của các chính khách, học giả, bạn bè quốc tế, thể hiện niềm tin tưởng sâu sắc của cán bộ, đảng viên, nhân dân, sự ghi nhận, ủng hộ của bạn bè quốc tế về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ủng hộ, tin tưởng của Nhân dân thuộc mọi tầng lớp, trên mọi vùng miền, từ nhà báo, nhà văn,… cho đến những cán bộ hưu trí, đảng viên, cho thấy sức lan toả rộng khắp, sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” nhằm xây dựng Đảng, xây dựng đất nước. Sự tin tưởng vào tương lai, vào cơ đồ của dân tộc của đông đảo các tầng lớp nhân dân chính là sự phản bác đanh thép nhất trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

Kết quả đạt được trong thời gian qua là rất to lớn, quan trọng; song như đồng chí Tổng Bí thư nhiều lần nhắc nhở: phòng, chống tham nhũng là công việc đầy chông gai, khắc nghiệt; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là một “cao trào”, không thể “chững lại”; chúng ta “tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được, mà phải kiên trì đẩy mạnh, tiếp tục làm với một quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới”. Với những kinh nghiệm, những kết quả đạt được, nhất là sự chỉ đạo rất trách nhiệm, sâu sát, quyết liệt của Đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là cơ sở để chúng ta tin tưởng rằng, cùng với quyết tâm của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng ta, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; vì uy tín của Đảng, vì sự phát triển của đất nước, vì ý nguyện và hạnh phúc của Nhân dân.

(Đường dẫn mở phiên bản điện tử của tác phẩm:
 
https://drive.google.com/file/d/1A50EDTaKu7NO-2bqpfRjpq0s-BTc1xLr/view?pli=1)

2. Ngày 23 tháng 02 năm 2023, Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành Hướng dẫn số 16 về ghi biên bản các hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cuộc họp đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương (gọi chung là hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng). Cho biết nguyên tắc, yêu cầu và bố cục, cách ghi biên bản hội nghị ? 

1. Nguyên tắc, yêu cầu:       

a) Nguyên tắc: Tất cả các hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng đều phải ghi biên bản.  

b) Yêu cầu:

- Biên bản phải ghi chính xác, rõ ràng, đúng trình tự diễn biến hội nghị, đầy đủ nội dung các ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận hội nghị.

- Biên bản phải trình bày đúng thể thức văn bản của Đảng, có đủ chữ ký, đóng dấu; được quản lý và phục vụ khai thác theo quy định.

2. Bố cục và cách ghi biên bản

Ngoài các thành phần thể thức văn bản, bố cục của biên bản gồm 5 phần, cách ghi như sau:

- Phần mở đầu: Ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành hội nghị; nội dung của hội nghị; họ và tên, chức vụ của người chủ trì, người ghi biên bản; tài liệu sử dụng trong hội nghị; thông tin về việc chụp ảnh, ghi âm, ghi hình… (nếu có).

- Phần thứ nhất - thành phần hội nghị: Ghi rõ thành phần tham dự hội nghị, bao gồm:

+ Đại biểu chính thức (ví dụ: Các ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn…): Số lượng người có mặt, vắng mặt, ghi rõ họ và tên người vắng mặt, lý do vắng mặt.

+ Đại biểu mời dự: Ghi rõ họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của khách mời, người đi thay (nếu có).

+ Thông tin về cơ quan báo chí, truyền hình đưa tin… (nếu có).

- Phần thứ hai - diễn biến hội nghị: Ghi chi tiết diễn biến hội nghị, ý kiến đề nghị tập trung thảo luận, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận, các vấn đề phát sinh trong hội nghị. Ghi rõ họ và tên của người phát biểu. Trường hợp người phát biểu trùng họ và tên với đại biểu khác thì ghi thêm chức vụ, đơn vị công tác của người phát biểu.

Đối với các dự thảo báo cáo, đề án… trình bày tại hội nghị có văn bản thì biên bản có thể ghi "có văn bản kèm theo".

Đối với các vấn đề hội nghị biểu quyết, biên bản ghi rõ hình thức biểu quyết (bỏ phiếu, giơ tay, ấn nút điện tử…), số ủy viên có mặt, số ủy viên vắng mặt tại thời điểm biểu quyết, số ủy viên tán thành, số ủy viên không tán thành... Riêng hình thức bỏ phiếu thì lập biên bản kiểm phiếu riêng và ghi "có biên bản kiểm phiếu kèm theo".

- Phần thứ ba - kết luận hội nghị: Ghi ý kiến kết luận của người chủ trì hội nghị. Mỗi vấn đề kết luận ghi thành mục riêng.

Trường hợp hội nghị bàn và kết luận từng vấn đề thì ghi đúng theo diễn biến, không tách các kết luận riêng.

- Phần kết thúc hội nghị: Ghi rõ thông tin về ngày, giờ bế mạc và các thủ tục khác (nếu có).


Số lượt người xem: 2238    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày