Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
2
3
4
9
5
Tin tức sự kiện 26 Tháng Sáu 2013 4:55:00 CH

KỶ NIỆM 12 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM

 

Gia đình là nhân tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển xã hội, phát triển giống nòi. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và thời đại. Để tôn vinh mái ấm gia đình Việt, đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp, đoàn thể, tổ chức xã hội cùng mọi người dân chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, ngày 04/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Đặc biệt, ngày 19/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 251/TTg-KGVX về việc lấy năm 2013 là “Năm gia đình Việt Nam” nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 49/CT-TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 629-QĐ- TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012).                                                                   
Từ xưa, gia đình truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, nhiều thế hệ sống chung một mái nhà. Ngoài sự ràng buộc về bổn phận và trách nhiệm, các thành viên trong gia đình Việt sống gắn bó với nhau bởi tình cảm ông bà, cha mẹ, vợ chồng, tình anh em, rộng hơn là tình cảm xóm làng. Chính những tình cảm được nuôi dưỡng trong gia đình, làng xóm ấy đã phát triển thành tình yêu quê hương đất nước. Người dân Việt sẵn sàng lên đường vì nghĩa lớn, chống ngoại xâm để bảo vệ quê hương đất nước, bởi họ nhận thức được rằng” nước mất thì nhà tan”.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bên cạnh sự tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của các nước thì cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, lối sống ngoại lai không phù hợp với truyền thống văn hóa gia đình Việt. Gia đình truyền thống có những thay đổi, tình trạng hôn nhân tan vỡ, bạo lực gia đình; trẻ em thất học, bỏ học, vi phạm pháp luật, bị kẻ xấu xúi giục lôi kéo vào các tệ nạn ngày càng tăng thêm, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội…
Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng công tác xây dựng gia đình. Nhiều phong trào mang lại hiệu quả thiết thực như: Xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện bình đẳng giới; chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình; phát triển dịch vụ cộng đồng, xã hội hóa công tác gia đình; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình; đưa kiến thức gia đình vào trường học… Qua đó, các giá trị chuẩn mực của gia đình có sự chuyển biến tích cực, bảo vệ các giá trị tốt đẹp, hạn chế, khắc phục những hủ tục còn lạc hậu. Ở thành phố Hồ Chí Minh, số lượng gia đình văn hóa đạt tỷ lệ khá cao (trên 70%). Gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấm hạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, giúp nước, giúp dân; các tấm gương hiếu thảo, tình nghĩa thủy chung, thương yêu đùm bọc lẫn nhau… xuất hiện ngày càng nhiều. Những giá trị nhân văn mới như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, hôn nhân tiến bộ cũng tồn tại bên trong nề nếp gia phong ngày càng phổ biến. Đó là những bông hoa tươi đẹp trong bức tranh toàn cảnh gia đình Việt Nam hiện nay.
Tại Quận 12, hơn 15 năm thực hiện công tác xây dựng gia đình văn hóa, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa ngày càng tăng lên, phấn đấu đến năm 2015 đạt 90%.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2010-2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ V (nhiệm kỳ 2010-2015) đã nêu rõ: Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố; tập trung xây dựng thiết thực tiêu chí :gia đình văn hóa”, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, phù hợp với yêu cầu giai đoạn mới. Tại phường, khu phố các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc phải thấy rõ nền tảng của việc xây dựng “gia đình văn hóa” trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để từ đó nâng cao vai trò nồng cốt của cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên trong tham gia thực hiên thiết thực phong trào này. Hiện nay các ngành, các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền ý nghĩa, mục đích của phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, để mỗi người dân, hộ gia đình nhận thức được tầm quan trọng và tự giác tham gia, phấn đấu xây dựng gia đình ngày một vững chắc trước mọi sự tác động của xã hội, đẩy lùi các tệ nạn, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Việc biểu dương người tốt việc tốt, gia đình văn hóa trở thành một trong những nội dung sinh hoạt tổ dân phố để nhiều người học tập. Các địa phương, đơn vị cần gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ chí Minh” coi đây là công việc thường xuyên và có sự chỉ đạo tập trung trong từng thời điểm.
Kỷ niệm 12 năm Ngày Gia đình Việt Nam và thực hiện “Năm Gia đình Việt Nam 2013” là dịp quan trọng để mọi người con đất Việt hướng về cội nguồn, tri ân ông bà, cha mẹ. Qua đó nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp, giá trị văn hóa, đạo lý truyền thống của dân tộc. Việc xây dựng gia đình văn hóa rất cần sự quan tâm của Đảng ủy, Chính quyền, Đoàn thể địa phương, là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng khu dân cư vững mạnh. Tất cả đều phải thực hiện thường xuyên, có sự chung tay của toàn xã hội nhằm tạo ra môi trường lành mạnh, góp phần nuôi dưỡng các giá trị văn hóa gia đình Việt Nam luôn được bền vững.
                                                Bài,ảnh: Hồng Khanh

Số lượt người xem: 3419    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày