Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
0
9
5
1
4
Văn hóa xã hội 02 Tháng Sáu 2017 2:05:00 CH

Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội

Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Luật trẻ em năm 2016 quy định các hành vi bạo lực Trẻ em gồm các hành vi sau:

- Xâm hại trẻ em: là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

- Bạo lực trẻ em: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

- Bóc lột trẻ em: là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

- Xâm hại tình dục trẻ em: là việc dùng vũ lực, đe dọa, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

 

* Biểu hiện cho biết trẻ có thể đang bị xâm hại, bạo lực:

- Trang phục, đồ dùng của trẻ bị rách, bị mất hay hủy hoại.

- Trên thân thể có những dấu tích như vết cào, bầm, sưng tấy…

- Trẻ sợ hãi khi ra đường, sợ tham gia các sinh hoạt tập thể.

- Trẻ không còn hứng thú trong học tập hay học hành đột ngột bị giảm sút.

- Trẻ lộ vẻ buồn rầu, lo lắng bất thường, hay khó ngủ, không thích tiếp xúc và luôn sợ sệt.

* Làm thế nào để ngăn ngừa xâm hại, bạo lực đối với trẻ

1. Gia đình:

- Cha mẹ cần quan tâm đến sinh hoạt hàng ngày và các mối quan hệ của trẻ.

- Hướng dẫn trẻ cách cư xử với mọi người.

- Khuyến khích trẻ mạnh dạn chia sẻ với cha mẹ, người thân khi gặp khó khăn.

- Cùng với nhà trường hỗ trợ trẻ trong việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột nếu có.

- Cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về quyền trẻ em và các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực.

2. Nhà trường:

- Thiết lập các nội quy liên quan đến việc phòng ngừa các hành vi bạo lực trong trường học.

- Tập huấn cho giáo viên các kiến thức về quyền trẻ em và các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

- Xây dựng trường học thân thiện với trẻ.

- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

-  Phối hợp cùng gia đình giải quyết các mâu thuẫn, khó khăn ảnh hưởng đến trẻ...

3. Cộng đồng và xã hội:

- Tăng cường công tác truyền thông về quyền trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại đối với trẻ em.

- Tăng cường công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

- Nâng cao ý thức cộng đồng về việc can thiệp và hỗ trợ các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

- Nâng cao năng lực đội ngũ bảo vệ chăm sóc trẻ em trong việc phát hiện sớm và ngăn chặn các hành vi bạo lực trẻ em, hỗ trợ gia đình và trẻ em là nạn nhân của bạo hành.

- Thành lập cơ chế giám sát và báo cáo về các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong gia đình, nhà trường và cộng đồng với sự tham gia của trẻ em.

* Khi phát hiện các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực, chúng ta cần báo tin:

- Người lớn, cha mẹ, thầy cô giáo.

- Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện.

- Trung tâm công tác xã hội trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh: số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, Quận Bình Thạnh. Điện thoại: 08.38480766, đường dây nóng: 1900545559.

- Công an Thành phố: 113 - Số điện thoại của lực lượng phản ứng nhanh.

Phòng VHTT

 


Số lượt người xem: 1521    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày