Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
1
6
1
9
4
Tin tức sự kiện 22 Tháng Tư 2013 10:45:00 SA

Lễ phát động "Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm" năm 2013

 

Sáng ngày 17 tháng 4 năm 2013, UBND quận đã tổ chức Lễ Phát động “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013 (Từ ngày 15/4/2013 đến ngày 15/5/2013) tại Nhà Văn hóa lao động quận. Đến dự Lễ phát động có Ông Nguyễn Tấn Định – Phó ban Thường trực – Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, Khu Chế suất; Bà Lê Thị Hồng Nga – QUV – Phó Chủ tịch UBND quận; Ông Hà Văn Sắc – QUV – Trưởng phòng Y tế; thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm quận; UBND và Trạm Y tế 11 phường; đại diện các Ban Quản lý chợ truyền thống; các cơ sở sản xuất, chế biến thức ăn trên địa bàn quận.
Bà Lê Thị Hồng Nga - Phó Chủ tịch UBND quận đại diện UBND quận đã phát động:
Chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) tác động trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng, về lâu dài ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc. Ngoài ra còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Năm 2012 Quận 12 đã xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm như: Công ty Trường Sinh Smart Elegant – phường Tân Thới Nhất ngộ độc 236 người; Công ty Terratex – phường Hiệp Thành ngộ độc 146 người.
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và của các cơ quan Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trong việc đảm bảo ATTP của thành phố. Sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các Sở ngành liên quan, của Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn nên công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (CLVSATTP) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được thành quả quan trọng như:
-      Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh, giúp xã hội, cộng đồng quan tâm đến vấn đề về ATTP phần nào đã nâng cao nhận thức và thực hành của các nhóm đối tượng (nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm).
-      Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm được chú trọng và tăng cường giúp ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đưa dần hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đi vào khuôn khổ của pháp luật.
-      Tình hình ngộ độc thực phẩm trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 vẫn chưa thấy có dấu hiệu giảm.
Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều bếp ăn tập thể với số lượng người có nhu cầu về suất ăn công nghiệp rất lớn để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngộ độc thực phẩm tập thể vẫn còn xảy ra do không đảm bảo VSATTP. Nguyên nhân chủ yếu do các cơ sở không chấp hành đúng quy định về bảo đảm ATTP trong khâu vệ sinh, chế biến, lựa chọn nguyên liệu... Để hạn chế ngộ độc thực phẩm, tạo điểm nhấn và huy động đ­ược sự quan tâm của toàn xã hội trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung, đặc biệt là ATTP tại các bếp ăn tập thể nâng cao vai trò trách nhiệm của UBND các cấp, Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp, trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ ăn uống, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo đảm chất lượng VSATTP và mong muốn người lao động được cung cấp bữa ăn bảo đảm sức khỏe, an toàn thực phẩm. Ban Chỉ đạo Liên ngành thành phố về VSATTP tổ chức triển khai “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013 với chủ đề: “An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”.
Bà Lê Thị Hồng Nga đã có ý kiến chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
-      Đối với nhà lãnh đạo, nhà quản lý, chính quyền các cấp: Chỉ rõ cho chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan thấy được vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý ATTP tại địa phương, cơ quan, tổ chức mình.
-      Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm: Phổ biến các quy định pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm; Các mô hình, hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: HACCP (ISO 22000), GMP, GHP, VietGAP...
-      Đối với người tiêu dùng thực phẩm:
+    Cần tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm (đã được quy định trong Luật An toàn thực phẩm và Luật Bảo vệ người tiêu dùng). Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+    Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn.
+    Tuyên truyền về các nội dung “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn”, “5 chìa khoá vàng để có thực phẩm an toàn”.
+    Từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh không đảm bảo an toàn ; Không chấp nhận những sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
+    Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
 
Bài và ảnh: TÔ HIỆP                    

Số lượt người xem: 5329    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày