Bỏ qua nội dung chính
 

 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
2
1
3
5
2
7
8
Tin tức sự kiện 25 Tháng Hai 2014 9:35:00 SA

Động vật, thực vật hoang dã ở Việt Nam đang suy giảm nghiêm trọng.

 

 
Theo số liệu Sách Đỏ Việt Nam, tại thời điểm năm 1992, nước ta có 365 loài động vật được xếp vào danh mục loài quý hiếm. Đến năm 2004, danh sách này đã tăng lên 407 loài, trong đó có 6 loài được coi là đã tuyệt chủng trên lãm thổ Việt Nam. Đến năm 2007, số loài bị đe dọa ngoài thiên nhiên được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam tăng lên 418 loài, trong đó có 116 loài đang ở mức nguy cấp rất cao và 9 loài coi như đã tuyệt chủng, trong đó có: tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao…
Về thực vật, nếu tại thời điểm năm 1996 số loài thực vật được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam là 356 loài thì đến năm 2004, thì số lượng này đã tăng lên 450 loài và đến năm 2007, đã tăng lên 464 loài; trong đó có 45 loài đang nguy cấp.
Các cuộc khảo sát, điều tra tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn cũng cho thấy số lượng cá thể nhiều loài động vật hoang dã giảm đáng kể trong thời gian qua, trong đó phải kể đến hổ, tê tê, voi, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc,…
Riêng với loài hổ, theo số liệu thống kê thì loài hổ sống trong các khu rừng ở Việt Nam giảm từ khoảng 1.000 con trước năm 1970 xuống còn 80 đến 100 con vào năm 2005. Đầu năm 2010, số lượng này giảm xuống chỉ còn khoảng 30 con.
Theo các nhà nghiên cứu, các loài động vật, thực vật hoang dã ở Việt Nam bị suy giảm về số lượng là do:
- Nơi sinh sống bị phá hủy mà nguyên nhân chủ yếu do các hoạt dộng của con người, như: phá rừng, xây dựng các công trình thủy điện, đốt rừng lấy đất canh tác,…).
- Bị khai thác quá mức, như: săn bắn thú, khai thác gỗ, thu hái cây thuốc, đánh bắt cá,…) nhằm phục vụ các nhu cầu của con người.
- Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái, ví dụ như khi có một loài bị suy giảm hoặc tuyệt chủng sẽ dẫn đến sự suy giảm của những loài dùng loài đó làm thức ăn.
- Sự xâm hại của các loài ngoại lai có thể phá vỡ cân bằng sinh thái và làm suy giảm quần thể động, thực vật bản địa.
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp trên, sự gia tăng dân số, ô nhiểm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là những nguyên nhân gián tiếp khiến cho động, thực vật hoang dã bị suy giảm.
Để cứu lấy môi trường, không để tiếp tục suy giảm các loài động, thực vật hoang dã, con người cần có những hành động thiết thực để bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên.
Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008, bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta bao gồm ba nội dung cơ bản, như:
Thứ nhất; bảo tồn vá phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm bảo vệ và phát triển sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, có tính đặc thù hoặc đại diện cao; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã.
Thứ hai; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Đây là việc bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng hợp lý các loài sinh vật nói chung và các loài thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nói riêng.
Thứ ba; bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên di truyền. Đây là việc bảo vệ, lưu giữ và phát triển nguồn gen các loài hoang dã; quản lý về sinh vật biến đổi gen và những rủy ro mà sinh vật biến đổi gen có thể gây ra cho đa dạng sinh học; quản lý chia sẻ lợi ích từ nguồn gen này.
Để nâng cao ý thức và góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loại động vật, thực vật hoang dã; ngày 17 tháng 02 năm 2014, Ban Tuyên giáo Quận ủy đã ban hành văn bản hướng dẫn đến các chi bộ, đảng bộ cơ sở về công tác tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã đến cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể và nhân dân. Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn nạn vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm xảy ra trên địa bàn quận 12.
 “Buôn bán động vật hoang dã, các bộ phận cơ thể và sản phẩm từ chúng là vi phạm pháp luật! chính bạn là người có thể giúp ngăn chặn tình trạng này”.
 
                                                                                                BTG
 
 

 

 


Số lượt người xem: 9059    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày